Quản trị vì tài nguyên tự nhiên

Kiến thức bản địa của người Intuit giúp giải được bí ẩn của chuyến thám hiểm định mệnh đến Bắc cực của Franklin © WikiCommons
Kiến thức bản địa của người Intuit giúp giải được bí ẩn của chuyến thám hiểm định mệnh đến Bắc cực của Franklin © WikiCommons

Quản trị là cách mà xã hội loài người xữ lý các vấn đề của nó. Đó không chỉ là quản lý của chình quyển từ trên xuống. Ngoại trừ các chính thể độc tài, quản trị cần có sự đồng thuận dựa trên đa số và trên cơ sở kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế. "Tri thức bản địa" được phát triển qua một thời gian quan sát thiên nhiên lâu dài nhiều thế kỷ, từ đó chuyển thành các hoạt động quản trị được thực hiện bởi người dân địa phương vốn hiểu rõ động cơ của cộng đồng. Khối kiến thức toàn vẹn này khó có thể được thay thế và do vậy là một nguồn tài nguyên giá trị. "Khoa học hiện đại" bằng cách so sánh và thực nghiệm có thể tìm ra lời giải đáp một cách nhanh chóng, điều này rất quan trọng khi thế giới đang thay đổi. Phương pháp quản lý thích nghi có thể hỗ trợ cho việc ra quyết định bằng cách học hỏi một cách có hệ thống từ những thành công và thất bại.

Nhiều loài chim biển có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm, biến đổi khí hậu, đánh bắt cá quá mức.
Nhiều loài chim biển có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm, biến đổi khí hậu, đánh bắt cá quá mức.

IUCN hiện đang áp dụng phương pháp được toàn thế giới chấp thuận nhằm đánh giá tình trạng của các loài dựa trên số lượng quần thể và tốc độ suy giảm. Nếu không có bằng chứng rõ ràng về sự suy giảm loài đó sẽ được đánh giá là "Ít quan tâm", ngược lại nếu một loài mất đi một nửa số lượng quần thể trong một thời gian rất ngắn so với tuổi thọ trung bình của chúng (thường khoản 2 thập kỷ đối với chim) loài đó sẽ được xem là "Nguy cấp". Nếu chúng ta tìm được cách đẩy lùi nguyên nhân gây suy giảm quần thể, phần lớn các loài, ngoại trừ những loài có kích thước lớn, có thể phục hồi nhanh chóng, thậm chí có thể gia tăng. Hai phương pháp đã được các cơ quan công quyền xem là có thể đẩy lùi sự suy giảm quần thể các sinh vật hoang dã đó là: xử phạt và khen thưởng.

Bảo vệ và xử phạt

Phân tích pháp y ADN trước đây cần phải lấy mẫu máu, bây giờ chỉ cần lượng mẫu rất bé © Anatrack Ltd
Phân tích pháp y ADN trước đây cần phải lấy mẫu máu, bây giờ chỉ cần lượng mẫu rất bé © Anatrack Ltd

IUCN cũng xây dựng hệ thống phân loại các khu bảo tồn, trong đó có những khu vực mà phần lớn hoạt động của con người đều được cho phép và có những khu mà sự ra vào bị hạn chế. Mức độ bảo vệ đối với các loài cũng khác nhau, từ cấm khai thác trong mùa sinh sản đến cấm tuyệt đối; những nhóm đấu tranh cho "quyền động vật" thậm chí còn muốn loại trừ tất cả các hình thức nuôi nhốt động vật. Luật pháp liên quan đến bảo tồn chỉ thành công khi có sự ủng hộ của cộng đồng, vi phạm có thể dễ dàng phát hiện ví dụ nhờ vào công cụ pháp y ADN. Quy định bảo tồn ít có hiệu quả trong trường hợp loài được bảo tồn có thể gây hại đáng kể cho cộng đồng địa phương, đặc biệt trong trường hợp vi phạm khó bị phát hiện. Việc xử phạt nghiêm khắc đôi khi ít có hiệu quả hạn chế vi phạm do khó phát hiện nhưng lại làm cộng đồng xa lánh công việc bảo tồn.

Khen thưởng và phục hồi

Chứng nhận thực vật hoang dã của tổ chức FairWild © Traditional Medicinals Inc
Chứng nhận thực vật hoang dã của tổ chức FairWild © Traditional Medicinals Inc

Ở những nơi động vật hoang dã gây ra thiệt hại cho cộng đồng, việc cho phép săn bắt có thể giúp tranh thủ được ủng hộ của cộng đồng cho công tác bảo tồn. Phục hồi và duy trì hệ sinh thái cần có nổ lực dài hạn của địa phương. Luật lệ thường không thể ép buộc cộng đồng hợp tác và việc cấm đoán khai thác càng hạn chế thêm sự tham gia của cộng đồng. Nếu sinh vật hoang dã mang lại lợi ích kinh tế và có thể được khai thác một cách bền vững "cho nhu cầu và ước vọng của các thế hệ hiện tại và tương lai" thì cộng đồng địa phương sẽ bảo tồn chúng, trừ khi việc vây lại nuôi nhốt mang lợi ích lớn hơn. Để bảo tồn các loài quan trọng, khen thưởng thường có hiệu quả hơn là cưỡng chế. Được chia thịt thú rừng hoặc cho phép bán quyền săn bắn là những ví dụ của khen thưởng, hoặc như tổ chức du lịch sinh thái trong đó cộng đồng được hưởng lợi đồng thời không gây thiệt hại cho hệ sinh thái. Các ví dụ khác về khen thưởng gồm chi trả của chính phủ cho hoạt động bảo tồn của cộng đồng hay quà tặng cho các cá nhân hay tập thể xuất sắc. Cũng cần cho phép buôn bán các sản vật thiên nhiên đã được cấp chứng nhận khai thác bền vững. Công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học đề cập đến sử dụng bền vững 5 lần nhiều hơn đề cập đến việc bảo vệ.

Quản trị thích nghi

Việc quản trị cần thích nghi với các thay đổi. Ví dụ một loài có số lượng dồi dào có thể được khai thác một cách bền vững bổng trở nên hiếm và cần được bảo vệ, việc phục hồi quần thể của loài này sẽ góp phần khôi phục các lợi tức thu được từ khai thác và như vậy sẽ là động lực giúp bảo tồn hệ sinh thái nơi loài đó đang sinh sống. Những người không phải là cư dân bản địa có thể phản đối việc khai thác các loài là biểu tượng của bảo tồn hay của du lịch sinh thái, hoặc việc kinh doanh nuôi nhốt động vật hoang dã. Có những yêu cầu hạn chế khai thác quá gắt gao hay giám sát quá chi tiết đến mức cộng đồng địa phương khó có thể đáp ứng. Dù sao đi nữa, những người sử dụng và yêu mến tài nguyên tại nơi họ đang sinh sống, nếu được hướng dẫn đầy đủ, thường có năng lực thực tế để bảo tồn thiên nhiên của họ tốt hơn những người chỉ có ý muốn bảo vệ tài nguyên của kẻ khác. Như vậy quản trị có hiệu quả bao gồm việc xây dựng các cơ chế bảo tồn dựa trên những phương pháp tốt nhất và cho phép người dân địa phương được hưởng lợi một cách bền vững. Hội Đồng Châu Âu đã thông qua hiến chương đặt nền tảng trên các nguyên tắc này. Công ước quốc tế về bảo tồn các loài di cư đã áp dụng các nguyên tắc này trong chương trình hợp tác với các chính phủ để bảo tồn các loài chim săn mồi.