Giải quyết vấn đề

Chính sách mềm mỏng thường có hiệu quả hơn các phương pháp cực đoan, sinh vật hoang dã thường hưởng lợi từ những thay đổi chậm rãi diễn ra ở vùng ranh giới của khu vực phân bố © Lauri Kovanen
Chính sách mềm mỏng thường có hiệu quả hơn các phương pháp cực đoan, sinh vật hoang dã thường hưởng lợi từ những thay đổi chậm rãi diễn ra ở vùng ranh giới của khu vực phân bố © Lauri Kovanen

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy cần phải tránh xa những chính trị gia cổ vũ cho xung đột, tham lam hay bất tài. Mọi người cũng cần học cách bảo tồn sự phong phú của thiên nhiên. Đối với mọi vấn đề trong xã hội, cân bằng và bao dung luôn tốt hơn cực đoan. Khi phần lớn Trái Đất hiện nay là do con người quản lý, sự phong phú của thiên nhiên có nhiều khả năng được duy trì khi giá trị của nó được tôn trọng, không chỉ qua việc ăn chay hay xem các phim về thiên nhiên mà còn qua việc quý trọng sự tồn tại của các loài sinh vật và, khi có thể, thực hành chế động ăn uống giống như chúng. Chúng ta cũng cần nhận thức rằng quản lý thiên nhiên đồng thời với quản lý sản xuất nông nghiệp là một quá trình phức tạp về xã hội và sinh thái. Hiểu biết về tầm quan trọng của quản trị đồng thời hai hệ thống này cần được phổ biến rộng rãi đấn tất cả mọi cộng đồng.

Những loài không mong muốn

Thợ săn Âu châu hợp sức giúp chính phủ
Thợ săn Âu châu hợp sức giúp chính phủ

Có nhiều loài sinh vật được du nhập, có chủ ý hay do sơ ý, đến những khu vực không phải là nơi phân bố tự nhiên của chúng. Những loài sinh vật ngoại lai này thường khó kiểm soát khi chúng có khả năng bành trướng nhanh chóng và khó bị phát hiện (ví dụ một số loài sinh vật sống dưới nước, bao gồm cả thực vật). Nếu chúng gây hại cho hệ sinh thái, chúng cần phải được diệt trừ. Nhiều biện pháp diệt trừ các loài ngoại lai đã được phát triển ở Châu Đại Dương. Dân chúng địa phương, nhất là thợ săn và ngư dân, có thể giúp quan sát, phát hiện và tham gia vào các hoạt động diệt trừ. Đề giúp các chương trình diệt trừ sinh vật ngoại lai, công chúng cần nhanh chóng thấy được lợi ích và biết được rằng các loài ngoại lại được diệt trừ một cách nhân đạo.

Quản lý thú dữ và loài gây hại

Khó có thể loại trừ chuột ra khỏi các kho lương thực © Torook/Shutterstock
Khó có thể loại trừ chuột ra khỏi các kho lương thực © Torook/Shutterstock

Quản lý các loài thú dữ và loài dịch hại đôi khi cũng vấp phải phản ứng trong xã hội. Việc quản lý là cần thiết nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản và sinh kế ở những nơi mà con người và một số loài sinh vật cạnh tranh trực tiếp với nhau về thức ăn. Nhiều cộng đồng ở khắp nơi trên thế giới hiện vẫn đang áp dụng những phương thức truyền thống trong quản trị tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả việc chấp nhận các loài thú dữ thông qua tập tục văn hóa bản địa. Ở một số nơi, thay đổi trong hệ sinh thái đã làm cho một số loài thú dữ trở nên đông đúc, nếu không được kiểm soát có thể làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng cho một số loài hiếm, ví dụ như các loài chim làm tổ đưới đất. Vì lý do kinh tế và an ninh, việc ngăn chặn và loại trừ các loài thú dữ và dịch hại là những biện pháp được ưa chuộng. tuy nhiên các phương án này đôi khi vấp phải phản ứng của các nhóm bảo vệ quyền động vật. Trong những trường hợp như vậy, hoạt động quản lý cần được dựa trên cơ sở khoa học vững chắc. Việc bảo vệ loài cũng cần được duy trì ở mức độ nào đó, ví dụ bằng cách phân vùng bảo vệ ở nơi để các loài đó không gây ra tác hại lớn. Việc tiêu diệt hoàn toàn một loài nào đó nói chung là không được chấp nhận trong xã hội hiện đại ngày nay (trừ khi đó là loài gây bệnh). Tuy vậy, việc tái định cư tự nhiên hay du nhập loài có chủ ý của con người thường lại tạo nên nhu cầu phải quản lý quần thể loài.

Các giải pháp dựa vào thiên nhiên

Tăng cường kết nối để hỗ trợ đa dạng sinh học rừng và phòng chống lũ lụt cho các vùng trồng trọt © IUCN
Tăng cường kết nối để hỗ trợ đa dạng sinh học rừng và phòng chống lũ lụt cho các vùng trồng trọt © IUCN

Giải pháp dựa vào thiên nhiên là các phương pháp bảo vệ, khai thác bền vững và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên theo cách có lợi cho cả con người và muông loài. Ví dụ, chi phí phục hồi các vùng đất ngập nước có thể thấp hơn phí tổn của việc làm sạch nguồn nước trong các hệ sinh thái bị thoái hóa, đặc biệt là khi các vùng đất ngập nước đó có giá trị nghỉ dưỡng cao. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên có thể có quy mô lớn và dài hạn, ví dụ các chương trình phục hồi rừng nhằm gia tăng tích trữ carbon và giảm ngập lũ, đến các giải pháp quy mô nhỏ và ngắn hạn, ví dụ các băng thực vật làm thức ăn cho côn trùng được trồng cạnh đất trồng trọt để giảm tác hại của côn trùng. Nhiều giải pháp nhằm làm lợi cho hệ sinh thái hơn là cho các cá thể hoặc quần thể sinh vật riêng rẽ. Ví dụ dùng tuyến trùng để kiểm soát ốc sên thay vì dùng các hóa chất độc hại giúp không gây ngộ độc cho các loài ăn ốc đồng thời giảm ô nhiễm nguồn nước, giúp giảm chi phí cho các công ty cấp nước.